Tuesday 5 June 2012

PANETTA GỬI THÔNG ĐIỆP CHO TRUNG QUỐC TRONG CHUYẾN THĂM VIỆT NAM (Lolita C. Baldor, Associated Press)




Lolita C. Baldor, Associated Press

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
05/06/2012

Vịnh Cam Ranh, Việt Nam (AP) – Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã sử dụng chuyến thăm đến Việt Nam hôm Chủ nhật vừa qua [ngày 3 tháng 6] để truyền tải rõ ràng ý định hỗ trợ các đồng minh trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương và thực thi các quyền liên quan đến hàng hải của Washington ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh lên tiếng tuyên bố phần lớn chủ quyền.

Trong điểm dừng chân lịch sử tại Vịnh Cam Ranh, một cảng nước sâu mang tầm chiến lược từng là căn cứ của Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam, ông Panetta có thể nhìn ra biển từ boong tàu USNS Richard E. Byrd, ngẫm nghĩ về cả một quá khứ đau thương mà quân đội Hoa Kỳ gặp phải tại đây cũng như một tương lai nhiều thách thức nhưng đầy hy vọng ở phía trước.

“Chiến lược quốc phòng mới mà chúng tôi đã đưa ra cho Hoa Kỳ bao gồm một số yếu tố quan trọng sẽ được mang ra thử nghiệm tại khu vực châu Á–Thái Bình Dương”, ông Panetta nói với các phóng viên tụ tập dưới ánh mặt trời rực rỡ trên boong tàu vận chuyển hàng hóa.

Ông cho biết Hoa Kỳ sẽ “làm việc với các đối tác của chúng tôi như Việt Nam để có thể sử dụng bến cảng như thế này khi chúng tôi di chuyển các tàu từ những cảng trên bờ biển phía Tây về các trạm của chúng tôi ở đây tại Thái Bình Dương.”

Ông Panetta không đề cập đến Trung Quốc trong lúc ông nói chuyện với các thành viên phi hành đoàn trên tàu USNS Richard E. Byrd và sau đó với các phóng viên. Nhưng đối với vấn đề Biển Đông, ông để lại ấn tượng rằng không có nghi ngờ gì về việc Hoa Kỳ sẽ duy trì sự hiện diện mạnh mẽ tại khu vực này và muốn giúp đỡ các đồng minh bảo vệ đất nước và các quyền hàng hải của họ.

Tuy nhiên, chuyến thăm của ông có khả năng làm các nhà lãnh đạo Trung Quốc không hài lòng, vì với bất kỳ sự hiện diện nào của Hoa Kỳ trong khu vực đều được xem một mối đe dọa.

Ông Panetta, trong phát biểu hôm thứ Bảy [ngày 2 tháng 6] tại một hội nghị quốc phòng ở Singapore, đã bác bỏ nhận định này về sự chuyển hướng của quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ tỏ vẻ khá thận trọng đối với việc Trung Quốc tăng cường quân sự và mở rộng các mối quan hệ thương mại với các nước khác trong khu vực.

“Các tàu hải quân của Hoa Kỳ tiếp cận vào được cơ sở này là một phần quan trọng trong mối quan hệ (với Việt Nam) và chúng tôi thấy một tiềm năng to lớn tại đây trong tương lai”, ông nói.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Panetta đến Việt Nam, và ông cũng là quan chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ trở lại Vịnh Cam Ranh sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Ngay lúc này thì các tàu chiến của Hoa Kỳ không đi thẳng vào bến cảng, nhưng tàu hải quân khác, chẳng hạn như USNS Richard E. Byrd thì được đổ neo tại đây. USNS Richard E. Byrd là một tàu chở hàng thuộc Navy’s Military Sealift Command, và nhóm này có một phi hành đoàn phần lớn là dân thường. Tàu này được sử dụng để di chuyển các thiết bị quân sự cho lực lượng Hoa Kỳ trên khắp thế giới. Các tàu chiến khác thường cập cảng khác ở Việt Nam, chẳng hạn như cảng Đà Nẵng.

Trong khi ông Panetta đề nghị Hoa Kỳ có thể muốn gửi thêm các tàu đến Vịnh Cam Ranh trong tương lai, nhưng ông và các quan chức quốc phòng khác đã không tiết lộ thêm các chi tiết cũng như các yêu cầu mà ông sẽ trao đổi trong cuộc họp với các lãnh đạo Việt Nam.

Vào hôm Chủ nhật, Vịnh Cam Ranh đã phục vụ như một biểu tượng trong mối quan hệ quân sự ngày càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, nhấn mạnh rằng Washington mong muốn xây dựng quan hệ đối tác trong khu vực một phần để chống lại sự bành trướng ngày càng leo thang của Trung Quốc.

Đối với ông Panetta, người đã phục vụ trong quân đội trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam nhưng chưa từng được đưa đến nước này, là một sự kiện đầy xúc động.

“Đối với cá nhân tôi thì đây là một thời điểm rất cảm động”, ông nói, lưu ý rằng vào ngày Lễ Chiến sĩ trận vong ông đã đến đài tưởng niệm Việt Nam tại Washington để kỷ niệm 50 năm chiến tranh.

“Hôm nay tôi đứng trên một chiếc tàu của Hoa Kỳ ở Vịnh Cam Ranh để công nhận kỷ niệm 17 năm bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam,” ông nói.

Mối quan hệ giữa hai nước đã đi một chặng đường dài, ông nói, “Chúng tôi có một mối quan hệ khá phức tạp nhưng chúng tôi không bị ràng buộc bởi lịch sử đó”.

Chiến lược mới của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á–Thái Bình Dương bao gồm một kế hoạch rộng lớn để giúp các nước tìm cách tự bảo vệ mình tốt hơn, và để làm được điều đó thì “quan trọng chúng ta phải bảo vệ quyền hàng hải cho tất cả các quốc gia trong vùng Biển Đông cũng như những nơi khác”, ông Panetta phát biểu từ boong tàu.
Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ chủ quyền ở Biển Ðông là của họ, và đã tiến đến các cuộc xung đột với các quốc gia khác trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Singapore và những nước khác có tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở khu vực đó.

Ông Panetta đã bay tới Việt Nam từ một hội nghị quốc phòng lớn ở Singapore, nơi ông đã gặp gỡ với các nhà lãnh đạo từ các nước đồng minh trong khu vực. Tại đó, ông đã mạnh mẽ đưa ra lời kêu gọi thiết lập Bộ quy tắc ứng xử đối tới các quốc gia châu Á, bao gồm các quy tắc về quyền hàng hải và điều hướng trong vùng Biển Đông, và sau đó phát triển một diễn đàn nơi mà tranh chấp có thể được giải quyết.

Đồng thời, ông nêu chi tiết kế về hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực, bao gồm gia tăng một số ít các tàu chiến và quân đội mà chủ yếu từng nhóm thay nhau luân phiên đóng quân ở khu vực này. Các quan chức quốc phòng cho biết đến năm 2020, Hải quân Hoa Kỳ sẽ tăng thêm khoảng tám tàu ​​đến khu vc châu Á–Thái Bình Dương, và nói chung s có khong 60% hm đội được giao phó đóng quân ti đây.

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gần đây đã tác động lên toàn khu vực, và thường tập trung vào sự hỗ trợ mà Hoa Kỳ dành cho quốc đảo Đài Loan, nơi mà Trung Quốc xem là một phần của họ. Một lĩnh vực quan trọng khác trong vụ tranh chấp Biển Đông là Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ lãnh hải thuộc về họ. Tuy nhiên, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Brunei và Philippines cũng có tuyên bố chủ quyền lãnh hải tại đây.

Ngoài ra, gần đây Hoa Kỳ đã lên tiếng đổ lỗi Trung Quốc thực hiện các cuộc tấn công trên mạng Internet bắt nguồn từ trong nước và ăn cắp các dữ liệu quan trọng từ các cơ quan chính phủ và các công ty tư nhân của Mỹ.

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

-------------------------------------------

Đc Tâm   -   RFI
Th hai 04 Tháng Sáu 2012

B trưởng Quc phòng Hoa K Leon Panetta đã khai thác chuyến công du Vit Nam đ đưa ra mt thông đip rõ ràng là Washington có ý đnh h tr các đng minh trong khu vc châu Á -Thái Bình Dương phát trin và bo v quyn t do thông thương hàng hi Bin Đông, nơi mà Trung Quc khng đnh mt cách quyết đoán là có ch quyn đi vi gn như toàn b vùng bin này.

Ti thăm cng Cam Ranh, ngày hôm qua 03/06/2012 và nói chuyn vi các thy th và nhà báo trên tàu vn ti USNS Richard E.Byrd đang th neo ti đây, ông Panetta nhn mnh, chiến lược mi mà Washington trin khai bao gm mt s yếu t chính s được th nghim ti vùng châu Á -Thái Bình Dương. Theo hướng này, vic các tàu ca M có th tiếp cn quân cng Cam Ranh là mt yếu t ch cht trong mi quan h Vit Nam Hoa K.

B trưởng Panetta còn tuyên b: Căn c này « s đc bit quan trng đ có th làm vic vi các đi tác như Vit Nam, đ có th s dng các cng như cng này, vào lúc chúng ta đang tái trin khai các tàu chiến các cng phía tây, trong vùng Thái Bình Dương ».

Cho đến nay, các tàu chiến ca M chưa được vào cng Cam Ranh và Vit Nam ch chp nhn đón các tàu phi tác chiến hoc tàu vn ti. Tàu Byrd hot đng theo s điu đng ca B Ch huy Hi quân M, vi đa s nhân viên là dân s. Nhim v ca tàu là tiếp tế hu cn cho lc lượng quân s M khp nơi trên thế gii. Trong khi đó, các tàu chiến ca M đã nhiu ln ti thăm các hi cng khác ca Vit Nam như Đà Nng.

Khi gi ý là trong tương lai, Hoa K mun đưa nhiu tàu hơn ti cng Cam Ranh, b trưởng Panetta cũng như các quan chc quc phòng cao cp khác ca M không cho biết rõ là các đ ngh này s được đ cp đến trong cuc gp vi gii lãnh đo Vit Nam ra sao.

B trưởng M ti Vit Nam, sau khi tham d Đi thoi Shangri-La, Singapore, bàn v an ninh khu vc. Ti đây, ông Panetta đã gp lãnh đo nhiu nước đng minh trong vùng và kêu gi các nước châu Á xây dng mt b lut ng x, bao gm c các quy đnh liên quan đến các quyn hàng hi và lưu thông Bin Đông.

Nhân dp này, lãnh đo b Quc phòng Hoa K đã thông báo kế hoch tái trin khai lc lượng hi quân nhm tăng cường s hin din ca M châu Á -Thái Bình Dương, đy mnh quan h đi tác quân s vi các nước trong vùng. T nay đến năm 2020, hi quân M s b trí 60% lc lượng ca mình Thái Bình Dương và 40% Đi Tây Dương, thay vì t l 50%-50% như hin nay. Vic dn lc lượng qua Thái Bình Dương liên quan đến c 6 hàng không mu hm và đa s các chiến hm Hoa Kỳ.

Khi đưa ra các tuyên b như trên ti Singapore, ông Panetta đã bác b mi ch trích liên quan đến vic M chuyn hướng chiến lược quân s. Tuy nhiên, theo AP, các quan chc Hoa K t ra thn trng trước vic Trung Quc không ngng phát trin b máy quân s và m rng quan h thương mi vi các nước trong vùng.

Ti thăm cng Cam Ranh, b trưởng Quc phòng M không h nhc ti Trung Quc khi ông nói chuyn vi các thy th cũng như vi các nhà báo trên tàu vn ti Byrd. Thế nhưng, vic lãnh đo b Quc phòng M đưa ra các phát biu như trên mt quân cng cũ có v trí chiến lược đ kim soát Bin Đông, cho thy là Hoa K tìm cách trin khai mt lc lượng quân s hùng hu trong vùng này nhm hai mc tiêu: Giúp các đng minh t bo v trước s ln mnh đáng lo ngi ca Trung Quc. Mt khác, Washington cũng mun bo v quyn t do lưu thông hàng hi Bin Đông, mà theo như tuyên b ca Ngoi trưởng Hillary Clinton thì các quyn này thuc « li ích quc gia » ca Hoa K.

Hôm nay, Bc Kinh đã lên tiếng cho rng quyết đnh tái b trí lc lượng ca M, chú ý hơn đến châu Á -Thái Bình Dương là « không hp thi » và hy vng là Washington « s tôn trng các li ích và các mi quan tâm ca tt c các bên, k c Trung Quc, châu Á -Thái Bình Dương ».







No comments:

Post a Comment

View My Stats