Saturday 2 June 2012

TRUNG QUỐC XÉT LẠI (Lê Duy Nhân)




Lê Duy Nhân
Thứ bảy, 02 Tháng 6 2012 14:06

Trung quốc đang trải qua một cuộc tranh giành quyền lực căng thẳng và mang nhiều kịch tính trong giai đọan chuyển tiếp quyền lực vào đại hội Đảng 18 vào cuối năm nay.

Sau vụ hạ bệ lãnh đạo Trùng Khánh Bạc Hy Lai và trùm công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, liệu Bắc Kinh còn thực hiện những thanh trừng nội bộ ở cấp cao khác không. Mặc dầu trùm công an Chu Vĩnh Khang có vẻ tạm thời được “yên thân” do Trung Nam Hải muốn giảm bớt sức nóng của cuộc chiến nội bộ thóat ra ngòai dư luận.

Sau khi Bạc Hy Lai bị lọai ra khỏi cuộc chạy đua vào Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị, cơ quan tối cao gồm 9 người của lãnh đạo đảng, một cuộc so tài đang diễn ra trong hàng ngũ các lãnh đạo cao cấp, giữa hai phe bảo thủ, gồm các thái tử đảng phe Giang Trạch Dân và phe cởi mở gồm các thái tử đảng phe Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo - Tập Cận Bình.

Ngày 9 tháng 5 vừa qua, Uông Dương, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông, trong cuộc họp chi bộ đảng Quảng Đông, bất ngờ tuyên bố: Nói đảng Cộng Sản và chính quyền phục vụ nhân dân là một điều sai quấy, phải dẹp đi”. Họ Dương không hàm ý chối bỏ quyền lãnh đạo của đảng mà nhắm vào chủ trương cho phép dân địa phương quyền chọn lãnh đạo nơi mình sinh sống và phát triển kinh tế tư nhân. Uông Dương đã giải quyết cuộc biểu tình chống nạn cướp ruộng đất ở Ô Khảm một cách hòa bình, dẹp bỏ UBND huyện và cho phép dân làng bầu UBND mới. Thực ra việc cho phép nhân dân địa phương bầu UBND không phải là sáng kiến độc đáo của họ Dương mà là chủ trương của chính quyền trung ương nhưng hầu như không nơi nào thực hiện.

Ngòai Uông Dương còn có hai bí thư tỉnh ủy khác là Du Chi Thanh, bí thư đảng ở Thượng Hải và Trương Cao Lệ, bí thư tỉnh ủy Thiên Tân cũng dùng chi bộ đảng làm diễn đàn tranh giành ảnh hưởng để leo lên Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị. Cả hai đều theo chủ trương tư doanh làm xương sống của phát triển kinh tế và dân chủ hóa chính quyền địa phương ở cấp xã rồi dần dần lên tới cấp huyện.

Phe hậu duệ Giang Trạch Dân, sau khi mất lãnh tụ Bạc Hy Lai, đang củng cố thực lực để phản công. Nếu Chu Vĩnh Khang bị vô hiệu hóa, do quy thuận phe Hồ Cẩm Đào hay cam chịu ngồi chơi sơi nước, phe “Tân Tả” lại mất thêm vây cánh trụ cột. Phe Hồ-Ôn-Tập cảm thấy quan ngại chiêu bài mị dân kiểu Bạc Hy Lai, dùng hình ảnh Mao Trạch Đông làm biểu tượng lãnh đạo, hậu thuẫn tập đoàn kinh tế quốc doanh, (tiếng là tạo lợi ích cho dân nhưng trong thực tế là dùng chiến dịch tảo thanh xã hội đen để thủ tiêu các đối thủ và thâu tóm lợi nhuận cho chủ trương tập trung tiền–quyền để xây dựng thế lực).

Phe Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo - Tập Cận Bình dùng chiêu bài cởi mở chính trị làm đối sách. Nó không phải là kịch bản “ Xét Lại” của Liên Bang Xô Viết. Khi Nikita Krushchev hạ bệ thần tượng Stalin trong đại hội đảng 20 vào năm 1956 cũng không nằm trong chủ trương cởi mở chính trị mà mục đích là tranh giành quyền lực với Molotov và Malenko. Cho đến Gorbachev với chính sách Glasnost và Perestroika cũng chưa mang có ý định từ bò chủ nghĩa Marx-Leninism mà chỉ có mục đích trong sạch hóa đảng Cộng Sản từ mọi câp bộ để cứu đảng. Chỉ khi Yeltsin đứng lên đòi giải tán đảng Cộng Sản thì nước Nga mới thấy được ánh sáng của Tự Do-Dân Chủ. Điều đáng buồn là Putin lại đang đưa nước Nga trở lại nền chuyên chính phi cộng sản.

Ta có thể hy vọng về một cuộc “Xét Lại” về đường lối cai trị tòan trị ở Trung Quốc không? Trung Hoa đang trải qua thời kỳ khủng hỏang về cơ cấu văn hóa chính trị. Tệ nạn cướp đọat ruộng đất của nông dân, nạn tham nhũng khủng khiếp, nạn cướp đọat nội tạng dã man, bất công xã hội quá đáng, đạo đức xã hội sa đọa cùng cực… đang đẩy Trung Hoa vào các xáo trộn xã hội có nguy cơ tạo ra những bạo lọan không kiểm sóat nổi. Riêng trong năm 2010 đã có 200.000 cuộc biểu tình của nông dân bị chiếm đọat ruộng đất. Hàng ngàn hội viên của Pháp Luân Công bị “mổ sống lấy nội tạng tươi” đem bán. Những áp lực chính trị này chưa hẳn đã là động cơ cho một chủ trương “Xét Lại” về XHCN mang tên Marx hay tên Mao nhưng buộc lãnh đạo ở Trung Nam Hải phải xét lại một số chính sách lớn sao cho “hợp lòng dân” mà không mất độc quyền lãnh đạo của đảng.

Trung Quốc nhức đầu thì Việt Nam hắt hơi. Nội bộ lãnh đạo Việt Nam cũng đang xảy ra những đấu đá dữ dội. TT Ba Dũng tưởng đã êm chèo mát mái trong vụ đắm tàu Vinshin nay lại bị con tàu Vinalines kéo ra bãi. Anh Ba phải nhả chức chủ tịch ban Phòng Chống Tham Nhũng sau khi người đẹp Quốc Hội của anh Tư Sang bị đánh tơi bời hoa lá. Rồi đến cung điện cực kỳ hòanh tráng với vườn cây tiền triệu đô, cơ ngơi rộng tới 5.000 mét vuông của Bí thư tỉnh ủy Hải Dương, Bùi Thanh Quyền, được báo Nhà Nước đem ra trình làng. Ai đứng sau các vụ thanh toán nhau bằng các độc chiêu trên.

Hội nghị Trung Ương 5 họp kín như bưng suốt 9 ngày để đẻ ra được những tuyên bố ấm ớ hội tề. Chưa họp thì làm bộ “canh tân” hiến pháp, canh tân luật sở hữu ruộng đất. Họp xong thì anh TBT Nguyễn Phú Trọng trơ tráo tuyên bố “đất là nguồn sống của nông dân” nhưng đất đai là sở hữu tòan dân do Đảng sở hữu và quản lý”, nghĩa là nông dân chỉ được thuê đất của Đảng. Khi ai cần đất để làm sân Golf, khách sạn, khu resort, khu sinh thái siêu sang cho các đại thế gia Đảng thì nông dân đi chỗ khác chơi. Một Hội Nghị Trung Ương 5 không giải quyết đuợc các vấn nạn văn hóa chính trị mà đến mười cái hội nghị trung ương cũng không chấm dứt được nạn cướp ruộng đất của nông dân, không xóa tan được nan tham nhũng khủng khiếp, không chấm dứt được nạn công an bức hại nhân dân, chừng nào điều 4 Hiến Pháp còn nằm chình ình trong Hiến Pháp.

Nói như Bí Thư Đảng Quảng Đông rằng “đảng Cộng Sản không mang lại hạnh phúc cho dân” chưa đủ mà phải nói rằng “Đảng Cộng Sản chỉ mang lại bất hạnh cho dân” mới rốt ráo.

Lê Duy Nhân



No comments:

Post a Comment

View My Stats